Những nỗ lực trong hành trình chinh phục hạt cà phê Khe Sanh nắng gió

Ẩn mình trong khu rừng nguyên sinh được dòng suối bao quanh là những vườn cà phê Arabica đang được người đồng bào dân tộc Vân Kiều chăm sóc tỉ mỉ. Ai mà ngờ một vùng đất nơi miền Trung nắng gió này lại có thể trồng được những hạt cà phê Arabica đậm đà và đầy nội lực đến như vậy. Hãy cùng SHIN khám phá vùng đất có hạt cà phê Khe Sanh ngon nổi tiếng. 

Đặc điểm vị trí địa lý

Khe Sanh là một vùng đất thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Cái tên địa danh này nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người nhưng nó vẫn đang từng ngày, từng giờ “trỗi dậy” từ những ngày lụi tàn của chiến tranh. Khe Sanh giờ đây không chỉ được biết đến qua trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ lịch sử năm 1968, mà trở thành một trong 8 vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam.

Thị trấn Khe Sanh nằm ở trung tâm của huyện Hướng Hóa, cách thành phố Đông Hà 63 km về phía tây. Địa thế núi rừng của Khe Sanh rất đa dạng, núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Tuy có địa hình hiểm trở, nhưng nhờ độ cao lý tưởng và nền đất đỏ Bazan nên rất thích hợp là nơi phát triển vùng trồng cà phê Arabica. 

Đặc biệt, Khe Sanh có nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người đồng bào dân tộc thiểu số tại đây. 

Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới – gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. 

Khe Sanh là một vùng đất thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

 

Được xếp hạng 0 5 sao
250.000VND
Được xếp hạng 0 5 sao
150.000VND

Cà Phê Pha Phin Đặc Sản

KHE SANH BLEND PHIN-250G

Được xếp hạng 0 5 sao
120.000VND

Cà Phê Phin Giấy Đặc Sản

DRIP BAG KHE SANH BLEND

Được xếp hạng 0 5 sao
220.000VND

Con đường cà phê đặc sản vùng Khe Sanh của SHIN Cà Phê

Bén duyên với cà phê Khe Sanh đến nay đã hơn 5 năm, tình yêu của SHIN Cà Phê đối với cà phê Khe Sanh cũng như con người nơi đây chưa bao giờ vơi bớt, thậm chí còn sâu đậm hơn. 

Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Chân Mây

Việc canh tác cà phê của bà con Vân Kiều đang “bước sang trang mới”, với dấu ấn ngày càng rõ nét của SHIN Cà Phê, trong hành trình khơi dậy tiềm năng và góp phần xây dựng vùng cà phê đặc sản mang thương hiệu Khe Sanh. Dưới sự hướng dẫn kĩ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm của SHIN Cà Phê, cà phê Khe Sanh sẽ ngày càng mang lại những giá trị thực sự cho cà phê Việt. Bên cạnh đó, đời sống đồng bào dân tộc Vân Kiều cũng sẽ ngày một tốt hơn.

SHIN Cà Phê cùng với đồng bào người dân tộc Vân Kiều ở Đồi Chân Mây đã trải qua rất nhiều kỉ niệm cùng với cây cà phê. Từ những ngày mà cây cà phê trơ trụi như cây khoai mì cho đến khi có hồn trở lại, chúng tôi đã phải cùng nhau nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên với sứ mệnh nâng cao giá trị cà phê Việt, SHIN càng phải cố gắng hơn nữa, 

SHIN Cà Phê đồng hành cùng dự án EMEE của Đại sứ quán New Zealand trong việc phát triển sinh kế cho nông dân trồng cà phê
SHIN Cà Phê đồng hành cùng dự án EMEE của Đại sứ quán New Zealand trong việc phát triển sinh kế cho nông dân trồng cà phê

Trên con đường khai phá – đồng hành – cùng phát triển, SHIN Cà Phê cùng với 13 thành viên khác – mà trong đó có đến 12 thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, cùng nhau thành lập HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CHÂN MÂY.

Ông Lê Đình Phức – Giám đốc Chủ Tịch HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp cà phê hữu cơ sinh thái Chân Mây – cho biết: cây cà phê vốn gắn bó lâu đời với bà con dân tộc Vân Kiều vùng Khe Sanh, Hướng Hóa. Đặc biệt, giống cà phê mít (coffea liberica) được người Pháp đưa đến vùng đất đỏ bazan này từ hơn một thế kỷ trước. Người Vân Kiều thời đó không chỉ trồng cà phê trong các đồn điền của người Pháp, mà còn trồng trên nương rẫy và ngay trong vườn nhà.

Địa hình núi non hiểm trở, song cây cà phê mít với bộ rễ khoẻ khoắn cắm sâu vào lòng đất đỏ bazan, vẫn phát triển tốt do được gieo từ hạt và có đặc tính chịu được khô hạn. Những cây cà phê có thể cao đến mức mỗi khi thu hoạch phải bắc thang như hái tiêu.

Tuy nhiên, giống cà phê mít và thói quen canh tác lạc hậu của bà con khiến năng suất không cao, giá bán cũng thấp hơn so với các loại cà phê khác. Chính vì vậy, huyện Hướng Hoá vẫn là một trong những vùng nguyên liệu cà phê trọng điểm, với diện tích trồng khoảng 5.000 ha, nhưng cà phê mít hiện chỉ còn khoảng 600 ha. 

Trái ngọt từ sự cố gắng

HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp cà phê hữu cơ sinh thái Chân Mây, với đại đa số thành viên là người Vân Kiều bản địa, ngày càng khẳng định hiệu quả hoạt động. Nhiều gia đình Vân Kiều khác đã bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Chân Mây. Vào HTX, bà con được hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, và quan trọng hơn là thay đổi tư duy, tiếp cận hướng làm ăn bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài.

Cam kết đồng hành bằng những hành động thiết thực của SHIN nói riêng, cũng như cả Tập đoàn PAN nói chung, chắc chắn sẽ góp phần thay da đổi thịt vùng đất Khe Sanh một thời lửa đạn giao tranh ác liệt, từng nổi danh với “trận Điện Biên Phủ thứ hai” năm 1968. Tâm nguyện gửi gắm cho mỗi cây cà phê hôm nay, không dừng lại ở mục đích kinh tế, mà sẽ góp phần cải thiện đời sống của bà con vùng sâu, vùng cao, trên con đường nâng tầm giá trị cà phê đặc sản Việt Nam.

SHIN Cà Phê không chỉ dừng lại ở mục đích kinh tế, mà lớn lao hơn chính là góp phần gia tăng giá trị của cây cà phê Việt Nam và cải tạo, nâng cao đời sống của người nông dân trồng cà phê ở vùng sâu vùng xa như Khe Sanh nói riêng và khắp mọi miền đất nước nói chung. Để giờ đây, cà phê Khe Sanh được xem như là một loại đặc sản trân quý của núi rừng nơi đây. 

Về Cố Đô khám phá cà phê A Lưới

SHIN Cà Phê – Cà phê đặc sản vùng miền Việt Nam 

Được xếp hạng 0 5 sao
1.100.000VND
Được xếp hạng 0 5 sao
750.000VND

Cà Phê Pha Phin Đặc Sản

PLEIKU BLEND PHIN – 250G

Được xếp hạng 0 5 sao
110.000VND
Được xếp hạng 0 5 sao
160.000VND
1900571557