Giải pháp phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cà phê vùng Tây Nguyên

Là thủ phủ của cà phê Việt Nam nhưng hiện tại giá trị kinh tế của ngành hàng này mang lại cho Tây Nguyên nhìn chung vẫn còn tương đối thấp. Nguyên nhân chính là phần lớn sản lượng cà phê ở Tây Nguyên được sản xuất trên quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, nên quy trình canh tác cũng khác nhau dẫn đến chất lượng cà phê không cao và không đồng đều. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác phát triển bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho ngành cà phê tại vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam Tây Nguyên. 

Những khó khăn mà ngành cà phê đang đối mặt

Bên cạnh những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu sau khoảng thời gian dịch bệnh, cà phê Việt Nam đến nay vẫn rơi vào “vùng trũng”. theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc sản xuất, chế biến và thương mại cà phê ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, ảnh hưởng chất lượng và giá bán. Cụ thể là tình trạng vùng trồng cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ lớn, thâm canh thiếu bền vững, các khâu sơ chế, bảo quản và lưu trữ có điều kiện không được đảm bảo khiến cho chuỗi sản xuất hàng hóa chưa cao. 

Cho đến nay, phần lớn những hộ nông dân trồng cà phê đều thu hái theo phương pháp truyền thống thủ công, thiếu quy chuẩn khoa học. Chính vì vậy mà có tới 90% sản phẩm cà phê ở nước ta chỉ xuất khẩu dưới dạng thô, dẫn đến giá trị kinh tế bị hạn chế. 

Những khó khăn mà ngành cà phê đang đối mặt

Trong tương lai, để khắc phục những khó khăn và tiếp tục nâng cao giá trị ngành cà phê thì về phía người nông dân phải tiết kiệm chi phí đầu vào, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Về lâu dài, ngành cà phê cần đẩy mạnh tái canh, tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu, xây dựng vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu. 

Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững cho ngành cà phê để đáp ứng nhu cầu, điều kiện kỹ thuật của người mua, tiếp tục hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật để họ yên tâm trồng trọt là một trong những hướng đi bền vững lâu dài và quan trọng cần thực hiện.

Mô hình “cà phê cảnh quan” – Giải pháp phát triển bền vững cho ngành cà phê

Đối với ngành cà phê hiện nay, xây dựng mô hình cà phê cảnh quan là hướng đi tất yếu, phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. 

Kinh tế

Để người nông dân yên tâm phát triển, nâng cao chất lượng hạt cà phê thì điều kiện kinh tế là một trong những vấn đề đáng lưu tâm. Thay vì chỉ trồng duy nhất một loại cây cà phê trên mảnh vườn, mô hình cà phê cảnh quan hướng đến việc phát triển vùng trồng theo hướng tự nhiên, trồng xen canh cây ăn quả như Macca, sầu riêng, bơ, xoài…tạo thành một tầng cao với tán lá đủ để vừa che mát cho cây cà phê, vừa có thể lợi dụng lá rụng làm phân bón hữu cơ. Tầng dưới cùng sẽ phát triển thảm cỏ thực vật hoặc cây đậu. 

Qua mô hình này, người nông dân có thêm thu nhập từ cây ăn quả, cây đậu trồng xen canh với cà phê. Giải quyết bài toán kinh tế, người nông dân có đầu ra ổn định cho sản phẩm cà phê trồng hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Đảm bảo đời sống người nông dân là hướng phát triển bền vững

Xã hội

Trong 5 năm thực hiện mô hình cà phê cảnh quan, đã có nhiều vùng nguyên liệu cà phê tại khu vực Tây Nguyên được dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc trang thiết bị và tập huấn sản xuất cà phê bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Thông qua đây, dự án đã xác định thành công khu vực cảnh quan cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Từ đó nâng cao tư duy canh tác, giúp người dân tuân thủ kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chú trọng đầu tư, nâng cao kỹ thuật sơ chế sản phẩm. Đặc biệt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; phát triển hạ tầng thương mại để kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Từ đó, cải thiện đời sống, giúp người nông dân vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. 

Môi trường

Phát triển hệ sinh thái tự nhiên bền vững, thân thiện với môi trường. Việc áp dụng quản lý thảm cỏ thay thế thuốc diệt cỏ giúp nông dân tiết kiệm nước tưới do đã giảm bốc hơi nước và giữ ẩm, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, cây trồng phát triển khỏe mạnh, vườn cà phê trở thành môi trường sinh sống của nhiều loại côn trùng, đặc biệt là kiến vàng. Khi loại côn trùng này làm tổ trên cây trong quá trình đậu trái, quả cà phê sẽ có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác với những loại cà phê truyền thống bình thường. 

Nâng cao ngành cà phê Tây Nguyên

Nhờ mô hình CÀ PHÊ CẢNH QUAN – Phát triển bền vững – Kết hợp sản xuất với bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội mà dưới những tán rừng, người nông dân Tây Nguyên đang từng bước thay đổi tư duy, cách làm của mình đối với cây cà phê. Để đến hôm nay, cà phê trở thành một “di sản” của vùng đất đỏ cao nguyên bạt ngàn.

Tham khảo thêm thông tin tại facebook SHIN Cà Phê

THIÊN ĐỊCH TRONG TRỒNG TRỌT CÀ PHÊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1900571557