Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam thông qua sản phẩm chế biến sâu

Việt Nam được biết là một trong hai thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đa phần cà phê chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô không qua chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trong tương lai, cần chú trọng chế biến sâu, tạo nên sản phẩm cà phê có giá trị cao và đầu tư phát triển thương hiệu. 

Thách thức lớn

Từ công cuộc cải cách 1986 đến nay, cà phê ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với ngành nông nghiệp nước nhà. Theo Tạp chí Công Thương, “Cà phê là một ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước”. Tuy nhiên, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã “cuốn” ngành cà phê Việt vào sự thay đổi lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo những thách thức không hề nhỏ.

Hiện nay, ngành nông nghiệp đã và đang hội nhập sâu với thế giới, chính vì vậy sự thay đổi của thị trường sẽ tác động trực tiếp và khiến cho nông nghiệp “chao đảo”. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa, không tập trung phát triển thương hiệu và chủ yếu là xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng không cao.

Theo phân tích của một số chuyên gia thị trường, tuy rằng khối lượng cà phê xuất khẩu rất lớn. Nhưng tổng giá trị thu được lại thấp hơn so với những nước trên thị trường quốc tế. Có đến hơn 80% sản lượng cà phê thu hoạch chưa đạt chất lượng, sơ chế khô tại hộ gia đình trên giàn phơi thủ công tạm bợ. Công với các máy móc thiết bị còn lạc hậu, dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, dẫn đến giá thành thấp. 

Bên cạnh đó, nhìn theo hướng bền vững, cà phê Việt Nam đang còn phải đối mặt với những thách thức chủ quan lẫn khách quan như: biến đổi khí hậu, cạnh tranh từ các loại cây trồng khác, chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức thấp. 

Chế biến sâu – Thách thức với cà phê Việt

Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam thông qua sản phẩm chế biến sâu

Hiện nay, sản phẩm cà phê chế biến sâu chỉ chiếm 8% tỷ trọng, 92% tỷ trọng còn lại thuộc về xuất khẩu cà phê nhân. Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, thay vì xuất khẩu thô, thì cần đầu tư vào chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao. 

Mục tiêu sắp tới trong chính sách sản xuất cà phê sẽ là: Thứ nhất là, duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới; Thứ hai là, tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

Trong thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã đẩy mạnh đầu tư vào chế biến sâu, chú trọng vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại và áp dụng hàng loạt các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như BRC ISO 22000…

Các nhà máy chế biến sâu đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời hướng tới xuất khẩu bền vững.

Giải pháp tổng thể thúc đẩy sản xuất – xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê 

Để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp tổng thể. Mà cụ thể là đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế bến, áp dụng tiến bộ công nghệ, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng, số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần – thị hiếu – chất lượng – giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.

Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam thông qua sản phẩm chế biến sâu
Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam thông qua sản phẩm chế biến sâu

SHIN Cà Phê với chiến lược nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trong tương lai

Với thế mạnh của những thương hiệu sản xuất cà phê lâu đời được người dùng thế giới quan tâm như Vinacafe, Trung Nguyên. Thì hiện nay, doanh nghiệp cà phê SHIN Cà Phê được thành lập  từ năm 2015, đang đi theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Việt, đang từng bước đón đầu các xu hướng thương mại hiện đại, tận dụng hiệu quả của phương pháp bán hàng qua thương mại điện tử, chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu. Đây chính là thế mạnh của SHIN Cà Phê trên con đường phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam trong tươi lai. 

 
Thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê 
Thúc đẩy sản xuất – xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê

Hướng phát triển hiện đại của SHIN

Với chiến lược kinh doanh bền vững, SHIN Cà Phê vẫn chú trọng đến chuỗi giá trị “From farm to cup” – nâng cao chất lượng sản phẩm từ những khâu sản xuất đầu tiên. Từ trước đến nay, Việt Nam được biết đến là một nước nông nghiệp chú trọng đến xuất khẩu nông sản thô. Điều này đã khiến cho nền nông nghiệp Việt Nam – và đặc biệt là cà phê chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, SHIN chú trọng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được với thị trường quốc tế, nhằm đưa nông sản Việt bước lên một tầm cao mới. Khoảng thời gian nền nông nghiệp chững lại do dịch bệnh chính là thời cơ để những công ty như SHIN có cơ hội tìm kiếm một hướng đi mới, phát triển và đầu tư về chất lượng cà phê thay vì số lượng.

Hiện nay, SHIN Cà Phê đang có lợi thế rất lớn về vùng nguyên liệu đa dạng, chất lượng và trải dài trên khắp mọi miền Tổ quốc. Do đó, hướng đi tất yếu của SHIN là hướng đến sản xuất ra những sản phẩm chất lượng hơn, nâng tầm nông sản Việt Nam bắt đầu từ thị trường trong nước và sau đó là nước ngoài.

Dù cho dịch bệnh đã thực sự “tàn phá” nền kinh tế của Thế giới, “đánh gục” nhiều doanh nghiệp trong nước nhưng năng lực sản xuất cà phê của SHIN nhìn chung vẫn không bị ảnh hưởng. Bởi mô hình hoạt động của SHIN là “khai phá – đồng hành – cùng phát triển” với người nông dân để họ sản xuất trực tiếp trên chính mảnh đất của mình với sự hướng dẫn về kỹ thuật cùng sự hỗ trợ đến từ SHIN Cà Phê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012). Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2014). Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020.
  3. Thủ tướng Chính phủ (2018). Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
1900571557