Nét đẹp hoang sơ của vùng đất cà phê Khe Sanh

Ai mà ngờ một vùng đất nơi miền Trung nắng gió như Khe Sanh lại có thể trồng được những hạt cà phê Arabica đậm đà và đầy nội lực. Cho đến ngày nay, địa danh Khe Sanh đã trở thành một chỉ dẫn địa lý quan trọng của cây cà phê đặc sản vùng miền Việt Nam. Từ đó, mang lại đời sống ổn định, ấm no hơn cho người đồng bào thiểu số Vân Kiều. Hãy cùng SHIN khám phá nét đẹp hoang sơ của vùng đất cà phê Khe Sanh này nhé!

Đặc điểm vị trí địa lý

Khe Sanh là một vùng đất thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Cái tên địa danh này nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người nhưng nó vẫn đang từng ngày, từng giờ “trỗi dậy” từ những ngày lụi tàn của chiến tranh. Khe Sanh giờ đây không chỉ được biết đến qua trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ lịch sử năm 1968, mà trở thành một trong 8 vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam. Tính đến nay, tổng diện tích cà phê chè Arabica hiện có gần 5.000 hecta, trong đó diện tích thu hoạch hơn 3.500 ha. 

Cây cà phê bén duyên với vùng đất này vào đầu thế kỷ 20, nhưng chủ yếu là cà phê mít. Đến năm 1978, qua quá trình chọn lọc tự nhiên, giống cà phê chè Catimor có đặc tính nổi trội về khả năng thích nghi với môi trường, chống chịu bệnh gỉ sắt, cho năng suất cao và tương đối ổn định, chất lượng tốt nên trở thành giống cà phê trọng điểm cho ra sản phẩm nổi tiếng mang thương hiệu “cà phê Khe Sanh”. 

Đặc điểm vị trí địa lý Khe Sanh

Điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cây cà phê

Thị trấn Khe Sanh nằm ở trung tâm của huyện Hướng Hóa, cách thành phố Đông Hà 63 km về phía tây. Địa thế núi rừng của Khe Sanh rất đa dạng, núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Tuy có địa hình hiểm trở, nhưng nhờ độ cao lý tưởng và nền đất đỏ Bazan nên rất thích hợp là nơi phát triển vùng trồng cà phê Arabica. 

Đặc biệt, Khe Sanh có nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người đồng bào dân tộc thiểu số tại đây. Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới – gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. 

Những điều kiện tự nhiên vốn có của vùng đất này đã giúp cây cà phê Arabica phát triển vượt trội, tích lũy nhiều tinh dầu và hương thơm, tạo nên mùi vị đặc trưng không thể trộn lẫn. Cà phê Khe Sanh được nhận xét là mang hương vị đậm đà, thơm mùi sô cô la đen và hậu vị ngọt nơi khoang miệng. 

Cho đến ngày nay, dù trải qua nhiều biến cố, khó khăn, nhưng cây cà phê vẫn luôn được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực mang đến giá trị cao của huyện Hướng Hoá, Quảng Trị. Mới đây, cà phê tại đây đã chính thực được bảo hộ thương hiệu cà phê Khe Sanh. 

Nét đẹp hoang sơ của vùng đất cà phê Khe Sanh

Nét đẹp hoang sơ của vùng đất cà phê Khe Sanh

Bên cạnh việc đầu tư, chăm sóc, mở rộng diện tích, huyện còn chú trọng đến việc kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê, thu mua nguyên liệu, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ dân. 

Đến với Hướng Hóa, sẽ được nghe nhắc nhiều về một “tiểu Đà Lạt” với đỉnh đèo Sa Mu mỗi năm trồng thành công hàng nghìn chậu hoa Lily thương phẩm, hoa tulip và các dược liệu khác. Đèo Sa Mù còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá về một vùng đất huyền bí với lớp sương mù bện chặt quanh năm. Ngoài ra còn có thác Chênh Vênh nằm ẩn mình giữa những vườn trồng cà phê của bà con người Vân Kiều. Men theo những con suối, sẽ được đắm mình trong cảnh sắc hoang sơ của đại ngàn, nghe tiếng chim rừng hót dưới bóng cây rừng rợp mát rượi. 

Nét đẹp người dân tộc Vân Kiều tại thôn Chênh Vênh 

Trên dãy Trường Sơn trùng điệp, có rất nhiều địa danh vẫn còn mang nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. Thêm vào đó, là truyền thống văn hoá đặc sắc của người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều gắn kết chặt chẽ từ lâu đời với vùng miền này. Nơi đây chính là địa bàn cư trú của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều.

Từ lâu, cây cà phê vốn gắn bó với bà con dân tộc Vân Kiều vùng Khe Sanh, Hướng Hóa. Đặc biệt, giống cà phê mít (coffea liberica) được người Pháp đưa đến vùng đất đỏ bazan này từ hơn một thế kỷ trước. Tuy nhiên, giống cà phê mít và thói quen canh tác lạc hậu của bà con khiến năng suất không cao, giá bán cũng thấp hơn so với các loại cà phê khác. 

Hơn 6 năm qua, SHIN đã đồng hành cùng người Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, biến những rẫy cà phê cằn cỗi, còi cọc như thân sắn, thành những khu vườn cà phê Arabica xanh um đầy nhựa sống. Bàn tay của những người đàn ông Vân Kiều giờ không chỉ biết đánh chiêng núm, chơi kèn amam, đàn achung… mà còn thành thục, tỉ mỉ chăm sóc để cây cà phê cho nhiều quả mọng. Đôi môi của những cô gái Vân Kiều hàng ngày vẫn véo von điệu “chà chấp” hay khúc dân ca “sim” đối đáp tình tứ, trong lúc cần mẫn làm cỏ, bắt sâu cho luống cà phê non.

Người Vân Kiều tại thôn Chênh Vênh

Chính nét đẹp hoang sơ của vùng đất cà phê Khe Sanh cùng con người nơi đây đã níu chân SHIN Cà Phê. Việc canh tác cà phê của bà con Vân Kiều đang “bước sang trang mới”, với dấu ấn ngày càng rõ nét của SHIN Cà Phê, trong hành trình khơi dậy tiềm năng và góp phần xây dựng vùng cà phê đặc sản mang thương hiệu Khe Sanh. 

Facebook SHIN Cà Phê

Tham khảo thêm: NHỮNG NỖ LỰC CHINH PHỤC HẠT CÀ PHÊ KHE SANH NẮNG GIÓ

1900571557