Phát triển bền vững: dùng thiên địch trong trồng trọt

Khi gắn bó với cây cà phê, điều mà người nông dân lo lắng nhất trong giai đoạn cây sinh trưởng và bước vào mùa vụ mới chính là sự tàn phá của dịch bệnh, côn trùng có hại. Thuốc trừ sâu chính là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên gần đây, khi người nông dân thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến phát triển nông nghiệp thì thiên địch trong trồng trọt cà phê là giải pháp tự nhiên đang được nhiều người quan tâm chú ý. 

Thiên địch trong trồng trọt cà phê là gì?

Trong môi trường tự nhiên, bên cạnh những loại côn trùng sâu bệnh gây hại thì vẫn có rất nhiều loại công trùng có ích hay còn gọi là “thiên địch”. Thiên địch trong trồng trọt cà phê là nhóm côn trùng có ích chuyên săn bắt các loại côn trùng gây hại cho cây cà phê, nhất là những nơi ít sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. 

Nếu không có thiên địch, thì các loài công trùng gây hại sẽ có điều kiện bộc phát nhanh chóng thành dịch. Đối với xu hướng phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững như ngày nay thì việc sử dụng thiên địch để khống chế dịch hại được xem là một biện pháp không thể thiếu. Nhiều loại thiên địch đã được nuôi nhân với số lượng lớn để sử dụng trong công tác quản lý dịch hại tổng hợp. 

Nếu từ đầu, chúng ta thả thiên địch lên cây thì sẽ đảm bảo an toàn cho cây lên đến 80%. Khi phát hiện côn trùng gây hại, thiên địch sẽ săn bắt tiêu diệt dựa theo tập tính hoang dã của chúng. Việc nuôi thiên địch bảo vệ cây trồng cho hiệu quả cao và nguồn nông sản luôn đạt tiêu chuẩn sạch. Đây cũng chính là cơ hội để tôi phát triển nguồn hàng hữu cơ, chất lượng cao”.

Một số loại thiên địch trong trồng trọt cà phê

Ngành Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu xác định được 16 loài thiên địch, tập trung ở 10 họ của 6 bộ côn trùng. Những thiên địch chủ yếu được phát hiện trên vườn cà phê là:

1. Kiến vàng

Trên trái đất này, ở đâu có sinh vật thì sẽ xuất hiện sự có mặt của kiến. Món ăn ưa thích của các loài kiến làm tổ trên cây chính là sâu bọ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, kiến sẽ là ký chủ trung gian làm lây lan các loại bệnh cho cây cà phê. Phát triển hệ sinh thái tự nhiên bền vững, thân thiện với môi trường, Việc áp dụng quản lý thảm cỏ thay thế thuốc diệt cỏ giúp nông dân tiết kiệm nước tưới do đã giảm bốc hơi nước và giữ ẩm, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, cây trồng phát triển khỏe mạnh, vườn cà phê trở thành môi trường sinh sống của nhiều loại côn trùng, đặc biệt là kiến vàng. Khi loại côn trùng này làm tổ trên cây trong quá trình đậu trái, quả cà phê sẽ có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác với những loại cà phê truyền thống bình thường. 

Món ăn ưa thích của các loài kiến làm tổ trên cây chính là sâu bọ.

2. Bọ rùa thiên địch của rệp sáp hại trên cây cà phê  

Một trong những vấn nạn nhức nhối cho ngành cà phê khi bước vào mùa vụ chính là các loài rệp cây cà phê. Chúng thường xuất hiện trên các bộ phận non của cây như: chồi, lá, quả non để chích hút nhựa làm rụng quả, rụng lá khiến cây bị kiệt sức và có thể dẫn đến chết cây. Bên cạnh đó, rệp còn thải ra đường bám trên cành lá, và quả tạo thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, khiến cho cây không quang hợp được dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng, quả rụng mạnh và giảm năng suất rất nhiều. 

Trong số các loại thiên địch ăn mồi thì bọ rùa (Coccinellidae) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) là một họ được nghiên cứu và ứng dụng rất thành công trong công tác bảo vệ thực vật tại nhiều nước trên thế giới. Các loại bọ rùa có ích cần được bảo vệ như: Bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm. Các con bọ rùa này từ trưởng thành cho đến ấu trùng đều ăn rầy nâu, rầy cám, trứng rầy hoặc côn trùng như rệp sáp, rệp vừng…

Bọ rùa thiên địch của rệp sáp hại trên cây cà phê  

3. Các loài nhện

Nhện bao gồm nhiều loài như nhện lycosa, nhện linh miêu, nhện nhảy, nhện lưới, nhện chân dài, nhện lớn bắt mồi…). Các loài nhện đều ăn rầy, rệp, sâu non sâu đục thân, sâu non sâu ăn lá.

4. Ruồi ăn rệp

Ruồi ăn rệp (Ruồi giả ong) là các loài ruồi giả dạng như ong, thường lượn lờ trên các loài thực vật có hoa để kiếm mật. Thường những con trưởng thành chủ yếu ăn mật và phấn hoa, trong khi ấu trùng của chúng sẽ ăn các loài sâu bọ, đặc biệt là loài rệp, rầy, bọ trĩ và các loại côn trùng hút nhựa cây khác. 

Ruồi ăn rệp (Ruồi giả ong) là các loài ruồi giả dạng như ong

Phát triển cà phê sinh thái bền vững để bảo vệ các loài thiên địch

Nhận thấy được vai trò của những loài thiên địch trong trồng trọt cà phê, SHIN đã xác định phát triển sinh thái bền vững chính là hướng đi tất yếu của ngành cà phê Việt Nam.

Ở những nông trại SHIN Cà Phê hợp tác, cây ăn quả như sầu riêng và cà phê được trồng cùng nhau. Do có cây ăn quả xung quanh nên lá rụng sẽ thành phân bón, đồng thời còn lợi dụng được bóng râm của cây để che mát cho cà phê. Tất cả những điều này đáp ứng được điều kiện để nâng cao chất lượng hạt cà phê. Những loài thiên địch từ đó cũng không bị tác động bởi thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và có môi trường sống hài hoà ổn định. 

Điều tuyệt nhất mà một trang trại cà phê có thể có là sự đang dạng sinh học cao. Việc này đồng nghĩa với việc, khi các loài côn trùng có hại tấn công cây cà phê, sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn phá hoại cả trang trại. Cũng nhờ đó, hình thành một môi trường đa dạng cung cấp những điều kiện sống cho rất nhiều loài côn trùng khác nhau, bao gồm những loài thiên địch của côn trùng có hại.

Hiện nay, SHIN Cà Phê kết hợp cùng dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững của Bộ nông nghiệp (viết tắt là VNsat) đã cho ra mắt thị trường Việt Nam bộ sản phẩm cà phê cảnh quan – nguyên liệu được lấy từ vùng cà phê trồng theo phương pháp bền vững. Đây là một bước đi quan trọng khẳng định mục tiêu kinh doanh ngành cà phê bền vững mà SHIN hướng đến. 

Facebook SHIN Cà Phê

Xem thêm thông tin cà phê: NHỮNG KIẾN THỨC XOAY QUANH CẤU TẠO VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC QUẢ CÀ PHÊ

1900571557